Van Đạp Chân

Hiển Thị
  • Grid
  • List

0
wistlist

0
wistlist

0
wistlist

0
wistlist

0
wistlist

0
wistlist

0
wistlist

0
wistlist

Van đạp chân khí nén

Sử dụng van đạp chân khí nén đã quá quen thuộc với nhiều người bởi thiết bị này luôn có mặt trong hầu hết các hệ thống khí công nghiệp. Tuy nhiên, người sử dụng cần hiểu về cấu tạo, nắm được những ưu nhược điểm để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng, kéo dài tuổi thọ cho van.

Van đạp chân khí nén là gì?

Van đạp chân khí nén là 1 thiết bị thuộc nhóm van cơ. Đây là loại van sử dụng lực của chân tác động lên bàn đạp để van hoạt động, vì thế mà nhiều nơi gọi là bàn đạp chân khí nén.

Hoạt động của van này khá đơn giản, nó giống những chiếc bàn đạp trên các máy may hay giống phanh xe trên các xe cơ giới. Nếu muốn hoạt động thì người vận hành sẽ đạp chân lên bàn đạp với 1 lực vừa phải.

Van thường được làm bằng hợp kim hay inox, thép. Phân chân đạp, van khí nén, thân van thì được thiết kế với các cửa khí, ống nối nhằm cấp khí từ bình tích áp, máy nén khí.

Thông số kỹ thuật bàn đạp khí nén

Mỗi một thiết bị chính hãng mà B2BMart cung cấp thì đều có thông số kỹ thuật rõ ràng. Đây là 1 cơ sở để người mua có thể căn cứ theo đó lựa chọn thiết bị phù hợp với đặc điểm của hệ thống và yêu cầu.

+ Áp suất làm việc: Từ 0.15 Mpa đến 0.8 Mpa.

+ Áp suất tối đa làm việc: 1.2 Mpa.

+ Nhiệt độ làm việc: 5 độ C đến gần 50 độ C.

+ Kiểu van: Van có nhiều kích cỡ từ 1/4 inch, 3/4 inch, 1 inch, 1.1/4 inch, đến 1.1/2 inch, 2 inch.

+ Lưu lượng của khí nén: 16 mm2.

+ Chất liệu cấu tạo: Hợp kim, đồng, inox, kim loại khác.

+ Lưu chất làm việc: Khí nén, hơi, khí công nghiệp khác.

+ Thời gian bảo hành: Trung bình từ 3-6 tháng.

+ Xuất xứ: Rõ ràng với CO, CQ đầy đủ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu.

Cấu tạo bàn đạp chân khí nén

Một bàn đạp chân khí nén sẽ được cấu tạo từ các thành phần, linh kiện lắp ráp lại với nhau theo 1 thiết kế nhất định. Nó bao gồm:

+ Lò xo: Lò xo này phải làm từ chất liệu bền bỉ nhưng có độ đàn hồi cực tốt.

+ Thân van đạp chân khí nén: Thân thiết kế hình hộp chữ nhật, bằng kim loại hoàn toàn để bảo vệ cũng như kết nối các bộ phận của van đạp chân lại với nhau.

+ Van khí nén: Dùng để điều khiển, phân phối và đóng mở cấp nguồn khí nén vào thiết bị, hệ thống.

+ Bàn đạp: Nó được làm từ hợp kim, kích thước vừa đủ bàn chân con người. Nhiệm vụ là đóng mở van.

+ Đầu nối nhanh, co nối khí nén: Được làm bằng hợp kim, nhựa hoặc đồng để kết nối với ống dẫn khí nén.

Nguyên lý hoạt động van đạp chân khí nén

Hoạt động của các van thuộc nhóm van cơ khí nén đều khá đơn giản, không phức tạp giống van điện từ. Van đạp chân sẽ được gắn trực tiếp và nằm ở bên trong của bàn đạp. Nó được liên kết lò xo, khi người dùng muốn cấp khí cho xi lanh, bộ lọc… thì chỉ cần sử dụng 1 lực chân nhẹ nhàng đạp lên bàn đạp. Do lò xo bên trong có tính đàn hồi nên sẽ bị nén lại rồi tác động vào van khí. Lúc này thì trục, cửa van sẽ dần thay đổi, từ trạng thái đóng chuyển sang trạng thái mở. Từ đó, nó cấp khí nén đến các thiết bị thông các hệ thống ống dẫn khí nén Pu, Pa, Pe...

Nếu khách hàng khó hình dùng thì có thể tưởng tượng là chỉ cần đạp chân vào bàn đạp tương tự như ta đang đạp chân vào máy may hay đạp chân ga… van sẽ tự làm việc.

Van khí nén đạp chân có thể là loại 3/2, 4/2 hoặc 5/2.

Ví dụ như van đạp chân loại 3/2. Đây là loại van có 3 cửa khí và 2 vị trí làm việc. Các cửa khí được ký hiệu lần lượt là P, A, B. Khi van ở trạng thái ban đầu, nghĩa là chưa có lực đạp chân tác động thì P đóng, A thông với R. Khi đạp chân, lực tác động lên trục van là cửa, vị trí van thay đổi. Lúc này thì R đóng, P và A thông nhau.

Khi thả chân ra khỏi bàn đạp, lực biến mất thì van lại trở về như ban đầu với A thông R, P đóng.

Ưu nhược điểm bàn đạp chân khí nén

Một số ưu và nhược điểm của bàn đạp chân khí nén mà người dùng cần phải nắm như sau:

+ Ưu điểm

Van ngày càng được thiết kế đa dạng các kiểu, loại, kích cỡ vì thế mà thích hợp với hầu hết các hệ thống khí nén làm việc trong nhà máy, xưởng sản xuất.

Thiết bị tốt sẽ giúp cung cấp khí nén tốt, phục vụ đúng nhu cầu của thiết bị và hệ thống.

Van đạp chân khí nén có thể làm việc ổn định với mức áp lên đến 10kg/cm2, nhiệt độ xấp xỉ 60 độ C.

Cấu trúc đơn giản, van kích thước nhỏ gọn nên rất dễ để sử dụng và lắp đặt trong các hệ thống, vị trí khác nhau.

B2B cung cấp van có rất nhiều ưu điểm, thích hợp với môi trường Việt Nam.

Xuất xứ van đa dạng, đến từ nhiều nước tiên tiến về khoa học kỹ thuật. Giá thành rẻ, hợp túi tiền của người mua.

+ Nhược điểm

Van đạp chân thường sẽ bị hạn chế về nhiệt độ làm việc, không thích hợp để dùng cho những môi trường hay lưu chất có nhiệt độ cao, hơi nóng.

Mặc dù có nhiều dạng khác nhau nhưng cần nắm thông tin, đặc điểm vì nó dễ mua nhầm loại, lắp đặt và đấu nối không đúng.

Van không thích hợp dùng cho những hệ thống có tần suất làm việc liên tục vì đạp chân trong 1 thời gian dài sẽ dễ gây mỏi cho người điều khiển.

Ứng dụng bàn đạp khí nén

Thiết bị được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống khí nén phục vụ cho việc cấp khi đến van bướm, xi lanh, van y xiên.

Trên các hệ thống đóng gói sản phẩm, in ấn hay dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử thì đều có sự tham gia của van đạp chân để đóng mở cấp khí theo yêu cầu. Van còn được dùng tại các hệ thống đóng ngắt đường ống cấp, thoát nước, hơi tại các nhà máy, xưởng.

Nhìn chung thì van có liên quan đến rất nhiều ngành nghề nhất là liên quan đến sản xuất và gia công, lắp ráp.

Các loại van đạp chân khí nén thường dùng

Bạn đang thắc mắc không biết nên chọn loại nào trên thị trường thì có thể tham khảo gợi ý của B2B nhé.

STNC

STNC quá quen thuộc với khách hàng Việt Nam khi thiết bị đơn giản, giá thành phải chăng và độ bền tốt. Người dùng có thể chọn các loại bàn đạp khí nén của hãng này như:

+ TF-402, TF-403, TF-402A, TF-403A.

+ TG23-J-08, TG24-J-08, TG25-J-08, TG25-J-08L, TG25-J-08LA, TG25-J-08G, TG25-J-08LG, TG25-J-08LGA.

Aritac

Nếu tham khảo hãng Airtac thì chúng ta không nên bỏ qua các van chân của hãng như:

FV320 – Van khí nén đạp chân 3 cửa.

FV420 – Van đạp hơi 4 cửa.

PVN

FV 420, FV 320 là 2 van đạp chân hơi của PVN có giá thành rẻ, dễ dàng tìm kiếm mua tại các đại lý, cửa hàng hay chợ thiết bị.


Xem tất cả