Để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng khí nén thì con người cần có 1 hệ thống các thiết bị, bộ phận liên kết với nhau. Nó bao gồm cả cơ cấu, chấp hành, nguồn và phụ kiện. Vậy phụ kiện khí nén là gì?
Muốn có 1 hệ thống khí nén hoàn chỉnh thì bên cạnh các thiết bị chấp hành, cơ cấu, nguồn thì chúng ta sẽ cần có phụ kiện khí nén.
Linh kiện khí nén là thiết bị có kích thước nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng để hệ thống có thể làm việc an toàn, năng suất, ổn định.
Phụ kiện khí nén sẽ có nhiều thiết bị như: Đế van, súng xì khô, ống xoắn, đồng hồ đo áp suất, ống PU, mắt trâu, đầu I, đầu lắc, đầu Y…
Mỗi hệ thống làm việc thì yêu cầu sử dụng các phụ kiện cũng sẽ khác nhau bởi phải phù hợp với: Năng suất, nhiệt độ, áp lực, tính chất lưu chất. Giá thành của các phụ kiện khí nén rất phải chăng, độ phổ biến cao nên dễ dàng tìm mua tại các
Linh kiện khí nén hiện nay rất đa dạng, để khách hàng có thể phân biệt và lựa chọn đúng loại, B2B xin giới thiệu 1 số linh kiện chính.
Ống hơi ngoài nhiệm vụ vận chuyển khí nén từ nguồn cấp đến các thiết bị mà nó còn là 1 nơi có thể lưu trữ 1 lượng khí. Ống hơi PU thuộc nhóm ống hơi mềm.
Nếu khách hàng mua ống hơi PU chính hãng thì nó vừa nhẹ vừa bền và chịu được áp khí nén 10 bar. Ống được phân thành các cuộn tròn với độ dài 100m, 200m. Kích cỡ phi ống đa dang: 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16. Phi càng lớn thì lượng khí nén đi trong đường ống càng lớn. Trên thân ống sẽ cung cấp thông tin: kích thước phi, số mét ống.
Ngoài ống Pu thì chúng ta còn có ống PE, PA. Những ống nhựa nguyên sinh, không chất độc hại có thể dùng trong chế biến thực phẩm, sản xuất nước giải khát, sữa…
Dây hơi này được cố định kích thước chiều dài: 3m, 6m, 9m, 12m. Ưu điểm của nó là: gọn nhẹ, mềm, màu sắc phong phú. Nó thường tích hợp sẵn các đầu nối để có thể lắp đặt chắc chắn trong công việc có áp suất cao nhưng vẫn đảm bảo không bị rò rỉ.
Mắt trâu là phụ kiện được lắp dùng cho cả loại xi lanh vuông và loại xi lanh tròn. Nó có 2 loại là mắt trâu ren trong, mắt trâu ren ngoài. Cấu tạo của linh kiện khí nén này sẽ gồm 2 phần: phần đầu là vòng bi mắt trâu, thân với vòng ren trong hoặc ngoài để lắp vào ben khí.
Nó được gắn trực tiếp với đầu piston, giúp ben khí đóng đóng mở cửa xe, cửa thùng rượu và các máy móc khí nén khác.
Các loại mắt trâu hiện có như: M phi 20, M phi từ 25-32, M phi 40, M phi từ 50-63, M phi từ 80-100, M phi 125, M phi từ 160-200.
Đầu lắc là 1 thiết bị có chức năng khử, giảm những chấn động ở đầu xi lanh. Đây là 1 phụ kiện của ben hơi, giúp thiết bị khi tịnh tiến, tác dụng lực được chính xác, piston bên trong không bị cong, vênh.
Đầu lắc người ta phân chia thành các kích thước như:
+ Đầu lắc M8 x 1.25 có phi 20, đầu lắc M10 x 1.25 phi từ 25-32, đầu lắc M12 x 1.25 có phi 40, đầu lắc M14 x 1.5 dùng cho ben hơi compact, đầu lắc M 16 x1.25 phi từ 50-63, đầu lắc M18 x 1.5 dùng cho xi lanh Compact, đầu lắc M20 x 1.25 phi từ 80-100, đầu lắc M27 x 2 có phi 125 và đầu lắc M36 x 2 có phi lớn nhất từ 160-200.
Nếu lượng khí nén thoát ra nhiều và tạo nên những tiếng ồn lớn thì chúng ta phải làm như thế nào?
B2BMart gợi ý cho bạn đó là lắp ngay 1 giảm thanh khí nén. Nó là phụ kiện được lắp trực tiếp trên các van điện từ, xi lanh, bộ lọc, van cơ…
Nhiệm vụ của các giảm thanh đó là giảm tiếng ồn (thanh âm) khí nén thoát ra ngoài khi kết thúc chu kỳ làm việc. Giảm thanh giúp chúng ta có 1 môi trường làm việc khoa học, yên tĩnh hơn.
Thiết kế giảm thanh khí nén đa dạng: Giảm thanh đồng loại thường, giảm thanh đồng có chỉnh, giảm thanh đồng lục giác, giảm thanh nhựa. Kích thước của giảm thanh phải tương ứng với các kích thước của các thiết bị. Thường nó sẽ có các size cơ bản: M5 tương đương ren M5, 01 tương đương với ren 10, 02 là ren 13, 03 là ren 17, 04 là ren 21, 06 là ren 27, 10 là ren 42. Một số hệ thống cần loại giảm thanh lớn hơn size 60.
Đầu Y là 1 linh kiện khí nén được gắn ở đầu xi lanh với công dụng hỗ trợ xi lanh có được những chuyển động theo ý muốn, lắp xi lanh vào khuôn máy hay các cần điều khiển được dễ dàng hơn.
Để có thể tiện cho việc lựa chọn, sử dụng cho từng loại xi lanh thì người ta chế tạo 2 loại:
Đầu Y dùng cho xi lanh tròn có kích thước đường kính trong: 16, 20, 25, 32, 40.
Đầu Y dùng cho xi lanh vuông có kích thước đường kính trong là: 32, 40, 50, 63, 80, 100, 125, 160, 200.
Đầu Y nếu xét theo ren thì có loại đầu Y ren trong và đầu Y ren ngoài.
Bên cạnh đầu Y xi lanh thì B2BMart còn có đầu I ngắn xi lanh. Nó được phân cụ thể thành 2 loại:
+ Loại dùng cho xi lanh vuông với đường kính từ: 32, 40, 50, 63, 80, 100 đến 125, 160, 200.
+ Loại dùng cho xi lanh tròn với 5 đường kính cơ bản 16, 20, 25, 32, 40.
Đầu I ngắn ren trong để gắn nó vào đầu xi lanh. Các đường gia công phải đảm bảo việc lắp đặt được chắc chắn, ăn khớp và không lỏng lẻo khiến rơi đầu Y ra ngoài.
Để lắp đặt hay gá các ben hơi khí nén vào những vị trí trong hệ thống 1 cách chắc chắn, không bị rung lắc, xê dịch nhất khi thiết bị hoạt động thì B2BMart.vn có đế xi lanh.
Đế xi lanh khí nén hay đế ben hơi là những phụ kiện được làm hoàn toàn bằng kim loại: Sắt mạ, inox, đồng.
Hiện B2B đang có các loại đế được thiết kế chuyên dùng cho xi lanh như:
+ Đế FB, CA, CB +PIN, TC, LB dùng cho xi lanh vuông TGC, TGD, TGU, SC…của STNC, SMC, PVN… Chúng hiện phù hợp với đường kính xi lanh từ 32 cho đến 200.
+ Đối với các xi lanh tròn MAL, TGA, TGL, TGM thì sẽ có đế riêng với 5 size phổ biến là: 16, 20, 25, 32, 40.
Việc lắp đặt van cũng cần có sự hỗ trợ của các phụ kiện khí nén đó là đế. Đế van được làm bằng kim loại và trên thân của đế sẽ bố trí các lỗ ren để bắt vít lắp van. Người dùng có thể tùy theo vị trí lắp mà chọn loại đế van thẳng hoặc đế van xéo.
Mục đích của việc sử dụng đế van đó là giúp lắp van chắc chắn, bố trí van khí nén được logic, tiết kiệm diện tích hơn.
Đế F, đế G loại 5 cửa, size 10, 13, 17, 21 là loại thông dụng hiện nay. Nó dạng hình chữ nhật, ngoài các lỗ ren để kết nối với van điện từ thì nó còn có 3 lỗ lớn ở đáy để cấp khí nén.
Một phụ kiện giúp con người có thể kiểm soát được mức áp suất trong hệ thống đó chính là đồng hồ đo áp. Nó là 1 phụ kiện khí nén có thể nói là cực kỳ quan trọng, nó xuất hiện trong phần lớn các hệ thống vận hành bằng khí, hơi.
Chức năng của thiết bị này đó chính là đo, hiển thị mức áp lực của lưu chất tại thời điểm đo. Đó là căn cứ để người kỹ thuật quan sát và có sự điều chỉnh kịp thời hạ áp hay tăng áp suất lên để đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Đồng hồ dùng trong hệ thống khí nén sẽ được phân chia thành 2 loại:
+ Đồng hồ có dầu.
+ Đồng hồ không dầu.
Loại đồng hồ có dầu được sử dụng nhiều hơn bởi vì nó cho kết quả đo chính xác nhất, giảm thiểu các sai số cho dù được đặt do ở những vị trí có nhiều xung động, hệ thống xê dịch. Dầu này sẽ bảo vệ được kim đo, tăng tuổi thọ thiết bị.
Tùy theo từng loại nhưng nhìn chung dải thang đo của áp kế thường rất rộng. Nó đo từ áp suất âm đến áp lớn trên 1000 bar.
Đồng hồ hiện nay B2B phân phối có 2 kích thước cơ bản và thông dụng nhất là 63mm, 100 mm với 2 kiểu chân lắp: Chân đứng và chân sau.
Để biết được đâu là loại đồng hồ đo áp suất phù hợp thì không chỉ dựa trên thang đo, áp suất min – max của hệ thống làm việc mà còn cân nhắc vị trí lắp, cỡ chân ren, chất liệu đồng hồ.
Co nối là phụ kiện mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong bất kỳ 1 hệ thống hơi, khí nén nào. Tuy nhỏ nhưng nó lại cực kỳ quan trọng bởi nó có thể kết nối ống hơi với nhau hoặc ống hơi với xi lanh, van, bộ lọc…
Chất liệu để sản xuất co nối đa dạng như: Inox, đồng, nhựa… Trong đó, hầu hết các hãng đều chọn chất liệu nhựa kết hợp với ren đồng để có được 1 phụ kiện bền bỉ nhưng nhẹ và độ kín khít, ăn khớp ren tốt.
Số lượng co nối và loại co nối được dùng cho từng hệ thống sẽ khác nhau. Số lượng dao động từ vài cái cho đến vài chục cái.
Dạng nối phổ biến hiện nay gồm: Nối thẳng, nối chữ T, nối X, nối chữ Y, nối tiết lưu, nối ống, nối ren trong, nối ren ngoài, khóa hơi, nối giảm, nối 5 ngả… Kích thước của các co nối phù hợp với đường kính ống: M5, 10, 13, 17, 21, 27.
Các co nối chất liệu nhựa thích hợp dùng cho ống PU, PA và PE. Các co nối kim loại sẽ dùng cho hệ thống ống dẫn cứng. Màu sắc co nối là: Đen, xanh biển, trắng.
Ốc bít một số nơi gọi là ốc bịt. Chức năng của nó chính là để bịt chặt, ngăn chặn sự thoát khí tại các lỗ ren, cửa cấp, cửa xả nhằm phục vụ đúng theo yêu cầu của người dùng. Ốc bít nhỏ, dạng trụ tròn, thân khắc ren. Nó được làm hoàn toàn bằng kim loại như: inox, thép, đồng và khắc ren ngoài.
Những đường ren phải được gia công tỉ mỉ, chính xác. Những size ren lớn hơn thường sẽ phải đặt nhà máy, xưởng gia công riêng.
B2B đang có 5 size cỡ ốc bít phổ biến tại Việt Nam đó là: 10, 13, 17, 21, 27.
Một van điện từ sẽ được hình thành từ 3 thành phần: Đầu điện, trục kết nối, thân van.
Đầu điện hay còn gọi là cuộn coil van điện từ là 1 bộ phận quan trọng đối với van.
Cuộn coil sẽ có lõi là cuộn dây đồng được quấn lại thành 1 trục. Coil thường có màu vàng hoặc đen và được bảo bọc trong 1 lớp vỏ nhựa hoặc nhôm để có thể chống va đập, cách điện.
Nhiệm vụ của cuộn coil này đó là nhận nguồn điện được cấp và sinh ra từ trường. Từ trường sẽ sinh ra lực từ. Lực từ trường lớn mạnh sẽ truyền đến thân van và thực hiện chuyển đổi vị trí làm việc, đóng mở cửa van.
Coil điện sẽ giữ dòng điện ổn định, đảm bảo cung cấp lực từ đủ mạnh để van có thể giữ trạng thái làm việc.
Khi ngừng cung cấp điện năng, van sẽ không có lực từ trường tác động nên sẽ đóng cửa van. Đầu điện không hoạt động thì cũng đồng thời là van không hoạt động.
Việc phân chia đầu điện sẽ dựa trên nguồn điện áp của nó: 12v, 24v, 110v, 220v. Hoặc chia theo kiểu dáng: Coil đúc, coil dây. Một van sẽ dùng 1 đầu điện hoặc 2 đầu điện. Các đầu điện có thể tháo rời khỏi thân van dễ dàng nên khi lắp đặt rất nhanh, dễ sửa chữa, thay thế khi có sự cố.
Nó dễ bị cháy nến quá áp, nếu làm việc liên tục vì thế mà nếu nhà máy, xưởng sử dụng lâu dài hệ thống khí thì nên trữ 1 số coil điện cùng nguồn điện áp với hệ thống để phòng khi có sự cố.
Súng hơi khí là phụ kiện có rất nhiều tên gọi như: Súng xịt khí nén, súng xì khô, súng xịt hơi, súng xịt bụi. Phụ kiện này không chỉ dùng trong công nghiệp mà còn rất gần gũi với đời sống của con người. Chức năng của nó là thổi bụi, phun xịt khí nén thành từng tia nhỏ với mức áp lực xác định nhằm thổi bụi, làm khô, loại bỏ hơi, nước bụi bẩn đang bám lên chi tiết máy hoặc bơm khí nén vào 1 thiết bị nào đó.
Một súng hơi khí nén sẽ có cấu tạo gồm: Thân súng, cò, đầu súng. Đầu súng sẽ được gắn với vòi phun thẳng hoặc cong nhằm hỗ trợ việc xịt, đưa khí nén vào các ngóc ngách, vị trí chật hẹp.
Chất liệu để sản xuất súng có thể là thép, nhựa, sắt... Thiết kế đều phải nhỏ gọn nhưng đủ cứng cáp. Mỗi hệ thống thì sẽ sử dụng một loại súng với chất liệu khác nhau nên việc tìm hiểu môi trường, đặc điểm công việc là rất quan trọng.
Linh kiện khí nén tiếp theo cũng rất thông dụng đó là các đầu nối nhanh ống hơi. Nó sẽ giúp kết nối ống hơi khí nén lại với nhau hoặc ống hơi với các thiết bị. Bên cạnh đầu nối nhanh thường thì còn có loại đầu nối nhanh tự động để việc kết nối được nhanh hơn, ít tốn thời gian, công sức nhưng vẫn đảm bảo sự chắc chắn, kín khít qua 1 thao tác.
Có các loại đầu nối nhanh như: PM, PH, PF, PP, SM, SP, SF, SH kích thước: 20, 30, 40. Tất cả các đầu nối đều được làm bằng hợp kim hoặc thép nhằm tăng tuổi thọ, tránh tình trạng oxi hóa.
Bộ chia khí nén là thiết bị giúp bố trí đường ống hơi, phân chia nguồn hơi theo yêu cầu. Bên cạnh đó, nó còn giúp kết nối thiết bị của hệ thống được nhanh hơn. Bộ chia khí nén được phân thành loại tròn và ngang:
Chia tròn: 2 chia tròn, 3 chia tròn.
Chia ngang: 2 chia ngang, 3 chia ngang, 4 chia ngang, 5 chia ngang.
Mọi thắc mắc, khách hàng liên hệ với B2bmart.vn để được hỗ trợ nhé.